Đáp án chủ điểm Thi Thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ cuối khóa, những học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA.
Thi cấp chứng chỉ Hướng Dẫn Viên Du Lịch Tại Đà Nẵng
Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có giá trị đổi thẻ Hướng dẫn viên Quốc tế/Nội địa trên toàn quốc.
THI CẤP CHỨNG CHỈ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG
- Nhận hồ sơ thi ONLINE hướng dẫn viên du lịch và Điều hành tour du lịch nha các bạn sanh viên ♥️
- Lịch thi : Chủ nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng
- Hạn chót đăng ký: 10 ngày trước ngày thi (Liên hệ Zalo 0704499995 để cập nhật lịch thi mới nhất)
- Lệ phí ôn thi: 1,6 triệu đồng
Đã bao gồm tất cả chi phí:
- Tài liệu ôn thi
- 2-3 buổi ôn trực tuyến
- lệ phí thi
- Cấp chứng chỉ
Các bạn sinh viên năm cuối nào đang còn thiếu chứng chỉ hướng dẫn viên để đổi thẻ hướng dẫn viên hành nghề Inbox hoặc liên hệ mình nha.
Ưu đãi: Giảm thêm 100.000 đồng/hv với nhóm 5 học viên cùng đăng ký
Sau khi thi và Đạt kỳ thi cuối khóa, học viên sẽ được nhận Chứng chỉ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA hoặc Chứng chỉ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ theo quy định của TỔNG CỤC DU LỊCH
Chứng chỉ có giá trị đổi thẻ HDV trên toàn quốc trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp.
☎️ Hotline/Zalo : 070.44.99995 (Mr.Phước)
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN
Vietcombank
Ho Thien Phuoc
0291000202311
Nội dung chuyển khoản: Họ tên – SĐT – Dang ky thi HDV ngày thiVí dụ: Nguyen Hai Quyen 0934490995 Dang ky thi HDV 26.06.2022
Hotline: 070.44.99995 (Mr.Phước)
Facebook: Hồ Thiên Phước
Tripadvisor: Phuoc Danang
Đáp án chủ điểm Thi Thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng (Phần 1)
Câu 3: Thuyết minh về Kinh thành và Đại Nội Huế?
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty;
- Khái quát về Kinh thành Huế và Đại Nội:
- Kính thưa cô chú và các anh chị! Huế là kinh đô của 2 triều đại: Từ 1788 – 1801 là kinh đô của nhà Tây Sơn. Từ 1802 – 1945 là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
- Nội dung:
- Lịch sử xây dựng:
- Năm 1802, sau khi đã thống nhất được cả lãnh thổ lẫn nhân tâm, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long và chọn Phú Xuân – Huế làm kinh đô của cả nước.
- Năm 1803, Vua Gia Long đã chọn vị trí và cho cắm mốc, tiến hành khởi công xây dựng và đến khoảng 1805 được hoàn thành.
- Kiến trúc:
- Kiến trúc kinh đô Huế là sự kết hợp giữa kiến trúc kinh thành truyền thống dân tộc, Phương Đông và kiến trúc Vobant của Pháp. Cụ thể là:
- Bố cục mặt bằng của hệ thống kiến trúc rất chặt chẽ và đăng đối, trong kiến trúc thể hiện tư tưởng độc tôn (đề cao Vua):
- Phong cách kiến trúc Vobant được thể hiện ở cách xây dựng thành lũy: bờ xung quanh là những đường gấp khúc, lỗ châu mai, tạo nên tầm ngắm không gian cho các ổ súng.
- Kinh thành Huế được xây dựng theo ba vòng
- Kinh thành là tòa thành lũy đồ sộ và kiên cố dùng để phòng vệ cho tất cả các công trình kiến trúc bên trong và các sinh hoạt của triều đình cũng như gia đình Nhà Vua.
1/ Bên ngoài kinh thành, đối diện với ngọn kỳ đài là Phu Văn Lâu: Tòa nhà dùng để niêm yết các chiếu chỉ của nhà vua, các sắc lệnh của triều đình, các văn bản, các thông báo cho mọi người được biết.
2/ Tiếp theo đoàn sẽ tham quan và nghe giới thiệu về Cửu vị thần công, ngọn Kỳ Đài.
3/ Sau đó đoàn tham quan Đại Nội – Hoàng Thành với: - Cửa Ngọ Môn và Lầu Ngũ Phụng: Công trình kiến trúc quan trọng được xem là bộ mặt của một triều đại, nơi diễn ra các lễ Duyệt binh, Ban Sóc và Truyền Lô.
- Điện Thái Hòa và sân Đại triều nghi: Nơi diễn ra các lễ Đại thiết triều và tiểu thiết triều; Nơi đặt ngai vàng của triều Nguyễn. Nơi đăng quang của các vị Vua. Nơi tổ chức , lễ Vạn Thọ, lễ Quốc Khánh…
4/ Sau khi tham quan Đại Nội xong, đoàn khởi hành tham quan Tử Cấm Thành.
5/ Sau khi tham quan xong Tử Cấm Thành, đoàn sẽ có một khoảng thời gian tự do tham quan và chụp hình tại Hữu Vu của Tử Cấm Thành (nơi hiện nay BQL di tích đặt Ngai vàng và Kiệu của Vua để chúng ta chụp hình lưu niệm).
6/ Tiếp đến đoàn sẽ tham quan Thế Tổ Miếu – Nơi thờ các vị vua Triều Nguyễn
7/ Tham quan Cửu Đỉnh – Một tinh hoa văn hóa Việt Nam, một bộ sử bằng hiện vật.
8/ Và Hiển Lâm Các: Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.
9/ Tham quan tự do: Và cuối cùng đoàn sẽ có 15 phút chụp hình và tham quan. - MỞ RỘNG:
- Kết luận:
- Làm nổi bật giá trị của một di sản văn hóa thế giới
- Giá trị văn hóa và du lịch.
Câu 5: Giới thiệu về lăng vua Tự Đức? Thi thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty;
- Khái quát về Kinh thành Huế và Đại Nội:
- Kính thưa cô chú và các anh chị! Huế là kinh đô của 2 triều đại: Từ 1788 – 1801 là kinh đô của nhà Tây Sơn và từ 1802 – 1945 là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn. Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.
- Nội dung:
- Vài nét khái quát về vua Tự Đức
- Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm.
- Tự Đức là người con có hiếu được người đời ca ngợi là ông vua hiếu. Dù làm vua, ông luôn luôn kính cẩn, vâng lời mẹ dạy. Ông ghi chép các lời rǎn của mẹ vào một cuốn sách đặt tên là cuốn Từ huấn lục, thậm chí khi thấy mình phạm tội, ông còn nằm ra, đặt roi trên chiếc mâm son để chờ bà Từ Dũ trừng phạt.
- Quan điểm phương Đông về xây lăng
- Với quan niệm “sinh ký tử quy
- Quan niệm Vua là Trời
- Lựa chọn vị trí và xây Lăng:
- Lăng Tự Ðức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, nay là xã Thủy Biều, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 12ha. Khác với các lăng được xây dựng cân đối, lăng Tự Đức được xây dựng phóng khoáng, hài hoà với thiên nhiên có sẵn phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.
- Kiến trúc Lăng:
Lăng gồm 2 phần chính là tẩm điện và lăng mộ, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh đường. Trong vòng La thành rộng khoảng 12ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m.
Mặc dù có nhiều công trình, tuy nhiên do thời gian và chiến tranh một số công trình đã bị hư hại.
1/ Điểm đầu tiên đoàn chúng ta là Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ và Hồ Lưu Khiêm. Dũ – Giải, nơi vua giải cho vơi bớt nỗi sầu muộn trong lòng mình và Xung – Xung Khởi, nơi khởi phát những ý thơ.
2/ Tiếp theo đoàn sẽ tham quan Khiêm Cung Môn – đây là công trình 2 tầng dạng Vọng Lâu.
3/ Tiếp theo là Điện Hoà Khiêm, là khu vực quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc lăng vua Tự Đức. Ở đây thể hiện cá tính, sở thích, tư tưởng, quan niệm của vua Tự Đức.
4/ Sau Điện Hoà Khiêm xong, là điện Lương Khiêm, đây là nơi vua nghỉ ngơi, tiêu sầu, khi vua chết đi thì được dung để thờ bà Từ Dũ thái hậu- mẹ vua.
5/ Sau khi tham quan xong Điện Lương Khiêm, đoàn qua Ôn Khiêm Đường, nơi cất giữ những vật dụng của nhà vua, bên trái là Minh Khiêm Đường, nơi vua xem hát.
6/ Tiếp đến đoàn sẽ tham quan tại sân chầu và Khiêm cung ký.
7/ Điểm cuối cùng đoàn sẽ tham quan Bửu Thành, nơi yên nghỉ ngàn thu của nhà vua.
Tham quan tự do: Và cuối cùng đoàn sẽ có 15 phút chụp hình và tham quan. - MỞ RỘNG:
- Kết luận:
- Kính thư cô chú và các anh chị! Như vậy đoàn chúng ta đã vừa tham quan xong những công trình kiến trúc đặc sắc của cố đô Huế – Một di sản văn hóa thế giới. Một bảo tàng sống về các giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.
- Làm nổi bật giá trị của một di sản văn hóa thế giới
Câu hỏi 7: Giới thiệu về Nhã nhạc Cung đình Huế? Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch tại Đà Nẵng
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty;
- Huế được lựa chọn làm Kinh đô Triều Nguyễn, là trung tâm văn hóa chính trị của dân tộc Việt (1788-1945). Nơi đây hội tụ nhiều nhân tài trên khắp mọi miền đất nước và cũng là nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau. Chính nơi đây, Nhã nhạc Cung đình Huế được hình thành, đúc kết và phát triển đạt đỉnh cao. Trải qua ngàn năm lịch sử, khi Kinh đô Triều Nguyễn xây dựng ở Huế, thì Nhã nhạc Cung đình Huế được phát triển với sự đa dạng và phong phú về thể loại.
- Nội dung:
- Thể thức của loại hình Nhã nhạc này thể hiện tính Vương quyền, tính uy nghi, hoành tráng của Triều đại.
- Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
- Về tổ chức Nhã nhạc thời Nguyễn, biên chế dàn nhạc cung đình gồm có: 1 cái trống bản, 1 cái phách (sinh tiền), 2 cái sáo, 1 đàn huyền tử (tức tam huyền tử, đàn tam), 1 đàn hồ cầm (đàn nhị), 1 đàn song vận (nguyệt cầm), 1 đàn tì bà, 1 tam âm la (chùm thanh la bằng đồng 3 chiếc).
- Nhã nhạc cung đình Huế thường đi đôi với múa cung đình.
- Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế – di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.
- Trong hệ thống Nhã nhạc cung đình Huế còn có tiết mục hoà tấu các nhạc khí thuộc bộ dây, gồm: đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, đàn nhị cùng với sáo trúc kết hợp với bộ gõ (trống, não, sênh tiền) tạo nên những âm thanh trong sáng, thanh khiết có sức gợi cảm sâu xa. Các nhạc công thường trình tấu tác phẩm liên hoàn 10 bài ngự, hoặc còn gọi là “Thập thủ liên hoàn” tác phẩm này chủ yếu phục vụ các buổi yến tiệc, hoặc lúc đón tiếp các sứ thần.
- MỞ RỘNG:
- Kết luận:
Như vậy, Nhã nhạc Cung Đình Huế là một sự kế thừa và phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo đánh giá của UNESCO, “trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, chỉ có Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia”. “Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam đến thời nhà Nguyễn thì Nhã nhạc Cung đình Huế đạt độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất”. Hy vọng rằng với sự quan tâm của Nhà nước, cộng đồng quốc tế, chính quyền địa phương, cũng như những nghệ nhân còn sống và thế hệ trẻ sẽ cùng chung tay góp sức khôi phục và phát triển dòng nhạc “uyên bác” này.
- Kết luận:
Câu 2: Giới thiệu về phố cổ Hội An – Quảng Nam? Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch
- Chào, giới thiệu tên, công ty;
- Khái quát về Hội An:
- Hội An được biết đến là một DSVHTG
- Nội dung:
- Hội An còn được hiểu và gọi với các tên như: Hội Thương, Hội Nhân, Hội Văn
- Kiến trúc chung đến Nhà cổ Phùng Hưng:
- Nhà cổ Hội An chủ yếu được xây dựng 2 tầng hoặc 1 tầng rưỡi (gác lững) bởi nơi đây xưa kia thường xuyên bị lũ lụt (có năm lên tới hơn 2m) vì vậy phải xây nhà cao tầng để tránh lũ lụt.
- Nhà cổ Hội An được chia làm 3 nếp
- Nhà cổ Hội An xưa kia có chiều ngang từ 5-7m, chiều dài từ 50-70m tuy nhiên vẫn đáp ứng được nét kiến trúc truyền thống của ngôi nhà cổ VN – Nhà 3 gian, mái ngói âm – dương.
- Và trước mặt đoàn chúng ta là nhà cổ Phùng Hưng với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là người Việt buôn bán phát đạt và giao lưu rộng rãi. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng có nghĩa là Hưng Thịnh với mong muốn gia đình luôn làm ăn phát đạt.
- Điểm tham quan tiếp theo của đoàn chúng ta là Chùa Cầu:
- Chùa Cầu – một biểu tượng của Phố cổ Hội An.
- Cầu được xây dựng theo kiến trúc “thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu). Chùa được lợp ngói âm dương với kiến trúc Chồng rường giả thủ của người Việt.
- Cầu của người Nhật, Chùa của người Hoa, nhưng tất cả lại được làm bởi bàn tay của người Việt nên Chùa Cầu mang trên mình tới 3 giá trị văn hóa: Việt – Nhật – Hoa.
Chung cho cả 3 dân tộc có một truyền thuyết: Truyền thuyết về Mamazu - Điểm tham quan tiếp theo là Hội Quán Phước Kiến của người Hoa:
Hội Quán là nơi duy trì các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, các hoạt động văn hoá của cộng đồng người Hoa. Đồng thời Hội Quán còn đóng vai trò là một tổ chức xã hội, một tổ chức kinh tế giúp đỡ nhau trên thương trường – buôn bán và quan hệ giao dịch với chính quyền cấp trên, cũng như sở tại và quản lý bộ phận cư dân Hoa Kiều tại bản xứ.
Hội Quán Phước Kiến là một trong 5 Hội Quán của người Hoa ở Hội An. Ban đầu, trên mảnh đất này – người Việt ở Hội An đã dựng lên một ngôi chùa lợp tranh để thờ Phật (vào khoảng năm 1697) và đặt tên là “Kim Sơn Tự” (Chùa Kim Sơn). Về sau, vào khoảng năm 1757 thương nhân người Phước Kiến đã bỏ tiền ra mua lại Chùa Kim Sơn. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, kiến trúc mới này được đổi tên, gọi là Hội Quán Phước Kiến, trong đó bao gồm cả Chùa Kim Sơn.
Hội Quán người Hoa xét về mặt kiến trúc có hình chữ Quốc
Bên trong Hội Hội Quán, Chính điện là nơi thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hai bên thờ Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ – Một thần nhìn xa , một thần nghe xa để báo cho Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Hậu điện thờ Lục Tánh Vương Gia, Ba bà Chúa sinh thai và 12 bà mụ, thờ thần tài công. - MỞ RỘNG:
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt khách du lịch
- Làm nổi bật giá trị của một trung tâm thương cảng xưa và nay
- Giá trị văn hóa và du lịch.
Đáp án chủ điểm Thi Thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng (Phần 2)
Câu hỏi 8: Giới thiệu về Di tích Mỹ Sơn?
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty;
- Trên cong đường hành trình DSMT, Mỹ Sơn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, nổi tiếng – Một bảo tàng sống, một bức tranh sống động, xác thực… về lịch sử, văn hóa, tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ đại – Một DSVH thế giới.
- Nội dung:
- Vâng thưa cô chú và các anh chị, năm 1999 tổ chức UNESCO đã công nhận với giá trị nổi bật toàn cầu là sự phát triển liên tục trong 7 thế kỷ, một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và một bằng chứng duy nhất của một nền văn minh Châu Á đã biến mất.
- Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn bia để lại là một đền bằng gỗ để thờ thần Siva Bhađravarman được xây dựng vào thế kỉ thứ IV.
- Mục đích xây dựng tháp liên quan chặt chẽ đến tôn giáo của người Chăm.
- Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này.
- Mỹ Sơn với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp và một số lớn bia kí có niên đại liên tục trong nhiều thế kỉ.
- Các đền tháp người Chăm có bình đồ, hình vuông. Đền tháp Chămpa được xây dựng theo một phức hệ
- Ở bất cứ một đền tháp nào cũng có một Đền chính và các tháp xung quanh.
- Về cấu trúc, mỗi tháp có 3 tầng và một đỉnh tháp hình trụ nhọn bằng Sa thạch. Đền tháp có 3 phần theo quy tắc rất nghiêm ngặt:
- Đế tháp: Tượng trưng cho thiên giới, được chạm trổ hình hoa lá, động vật.
- Thân tháp: Tượng trưng cho thế giới tâm linh.
- Mái tháp: Là nơi trú ngu của thần linh – chủ thần.
- Kết luận:
- Người Chăm xưa không chỉ để lại cho chúng ta những công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo mà còn lưu giữ cho đến ngày nay những giá trị văn hoá phi vật thể cuốn hút lòng người vào thế giới thiêng liêng bằng những điệu múa của vũ nữ Apsara làm mê đắm lòng người, hoà quyện cùng tiếng kèn saranai rất Chăm đầy hấp dẫn ở chốn núi rừng linh thiêng này.
+Và bây giờ xin mời quý khách chúng ta vào bên trong nhà biểu diễn để thưởng thức những giá trị nghệ thuật đặc sắc của người Chăm.
Câu hỏi 9: Thuyết minh du lịch về động Phong Nha – Kẻ Bàng? Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty, lộ trình tham quan;
- Giới thiệu vài nét khái quát về vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng: Kính thưa cô chú và các anh chị, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 với 2 tiêu chí nổi bật về địa chất và địa mạo. Là Bằng chứng về lịch sử hình thành và phát triển của vỏ trái đất, có địa hình, địa chất, địa mạo phức tạp, có sự đa dạng sinh học cao và có cảnh quan thiên nhiên kỳ bí.
- Nội dung:
- Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 60km, có tổng diện tích là 200.000ha, trong đó diện tích được đệ trình UNESCO là 85.754 ha, bao gồm:
- Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Đây là bằng chứng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực.
- Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Có ý kiến giải thích cho rằng nguồn gốc tên gọi Phong Nha có nghĩa là gió, răng – nha (gió thổi từ trong động, nhũ đá tua tủa như hàm răng).Còn theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên 1 làng miền núi ngày xưa. Hơn nữa lại có ý kiến cho rằng, Phong Nha không phải xuất phát từ ý nghĩa răng và gió, mà là từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân trầu hay ở quan thự và người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán (Phong có nghĩa là đỉnh núi, Nha có nghĩa là quan lại) để đặt tên cho động Phong Nha.
- Trong thời gian thám hiểm và khám phá hang động thì các nhà khoa học đã phát hiện các văn tự khắc trên vách đá bằng ngôn ngữ Champa cổ, điều này cho thấy rằng động Phong Nha đã được người Chăm phát hiện từ thời xa xưa khi vùng đất này còn thuộc Vương quốc Champa. Và cho đến năm 1550 đã có cuốn sách viết về động Phong Nha của Dương Văn An. Động Phong Nha đã được chạm lên 1 trong Cửu Đỉnh Đại Nội triều Nguyễn ở Huế. Vào năm 1842, động Phong Nha được vua Minh Mạng sắc phong là “Diệu ứng chi thần”.
- Đến với Phong Nha chúng ta sẽ được tham quan cả động khô và động ướt. Và bây giờ xin mời đoàn chúng ta di chuyển xuống thuyền ngược dòng sông Son tham quan động ướt.
- Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.
- Hang động Phong Nha được đánh giá với “7 nhất”: sông ngầm đẹp nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; hồ nước ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất và hang nước dài nhất.
- Vào sâu trong hang động Phong Nha hơn 600m là hang Bi Ký với những thạch nhũ tuyệt đẹp màu cẩm thạch,vòm hang rộng,không gian trong huyền ảo. Đặc biệt có hai cột nhũ đã rũ dài từ trên trần hang xuống tận đáy nước. Tiếp đến là Hang Tiên và đặc biệt là hang Cung Đình có nhiều nhũ đá giống ngai vàng, được thiên nhiên chạm trổ cực kì tinh xảo,nếu ta gõ nhẹ vào thạch nhũ giống hình phím đàn,thì chúng ta tưởng tượng như đang thưởng thức âm điệu của tiếng đàn tơ rưng bỗng âm vang trong hang động thật là kỳ diệu.
- Bên cạnh động Phong Nha là động Tiên Sơn hay động Khô – một động đẹp nổi tiếng của khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi có cảnh thạch nhũ và măng đá kỳ vĩ huyền ảo.
- Ngoài ra còn có động Thiên Đường được đánh giá là động lớn và dài hơn động Phong Nha. Đặc biệt, gần đây, đoàn thám hiểm người Anh mới phát hiện ra một trong những hang mới nhất đó là Sơn Động. Hang này được cho là hang động lớn nhất thế giới. Khoang lớn nhất ở Sơn Động có chiều dài hơn 5 km, cao 200 m và rộng 150 m.
- Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn của Phong Nha – Kẻ Bàng đã hình thành hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo, trong đó có những loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt trong đó có 2 loài thú: Sao La và Mang Lớn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu. Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật khổng lồ ở Việt Nam
- MỞ RỘNG:
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt khách du lịch
- Giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo, văn hóa của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Câu hỏi 10: Thuyết minh du lịch về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nơi an nghỉ Vũng Chùa – Đảo Yến? Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty, lộ trình tham quan;
- Nhắc tới Quảng Bình là nhắc tới DSTNTG – vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây cũng đồng thơi là quê hương và là nơi an nghỉ cuối cùng của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp.- Vũng Chùa Đảo Yến.
- Nội dung:
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911, tại Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, mất ngày 04/10/2013. là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên củaQuân đội Nhân dân Việt Nam.
- Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nghèo
- Năm 1925 (14 tuổi), Bác thi đỗ vào trường Quốc học Huế. Hai năm sau Bác bị đuổi học sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa.
- Năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái
- Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do sau đó Bác ra Hà Nội học. Sau này làm giáo viên dạy sử cấp 2 cho 1 trường tư thục Hà Nội.
- Năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Nguyễn Ái Quốc.
- Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh tiếp tục con đường cứu nước với cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt làm nên một Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu. Trong chiến dịch này Võ Nguyên Giáp là tổng chỉ huy. Năm 1948 Võ Nguyên Giáp được phong hàm đại tướng (năm 37 tuổi).
- Về gia đình riêng
- Ngày 04/10/2013 Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng. Noi an nghỉ của Bác nay là Vũng Chùa – Đảo Yến.
- Vũng Chùa – Đảo Yến.
- Nằm dưới chân của dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang), thuộc núi Thọ, mũi Rồng ở vùng biển Vũng Chùa-Đảo Yến, mặt hướng ra vịnh Hòn La, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Theo lời kể của những người cao niên ở làng Thọ Sơn, tên gọi vũng Chùa xuất phát bởi vùng biển nơi đây yên bình như “vũng”, từ hàng trăm năm trước có một ngôi chùa rất linh thiêng nhưng qua bao bể dâu nay chỉ còn nền móng. Đảo Yến tên gốc là Hòn Nồm, gọi theo hướng gió. Sau này người dân gọi là đảo Yến bởi trên đảo có nhiều chim yến về đây làm tổ. Đảo Yến rộng khoảng 10ha cách bờ 1km, vẻ đẹp hoang sơ, như bức bình phong nổi lên giữa biển.
- Phong thủy phương đông: Nơi Đại tướng ngàn thu – Mũi Rồng thuộc Núi Thọ, Vũng Chùa – Đảo Yến thỏa mãn đầy đủ các yếu tố về phong thủy trong kinh dịch phương đông.
- Lý do Đại tướng chọn Vũng Chùa – Đả Yến là nơi yên nghỉ ngàn thu: Việc chọn Mũi Rồng-Vũng Chùa làm nơi an nghỉ vĩnh hằng thể hiện nhân sinh quan hơn người, cái tầm rộng lớn, cái tâm bao la của Đại tướng.
Trước hết nó bắt nguồn từ yếu tố phong thủy hiếm có
Về yếu tố tâm linh, Vũng Chùa – Đảo Yến được biết đến là vùng đất thiêng, nơi đất trời hội tụ. Vùng Đèo Ngang (Vũng Áng – Hòn La) còn là vùng đất hào khí linh thiêng, vùng đất địa linh rồi sẽ sản sinh nhân kiệt.
Tư tưởng yêu nước và vị trí quân sự tối quan trọng
Đây là vùng chiến địa giữa Đại Việt và Chăm Pa, cũng là nơi giao thoa của các giá trị văn hóa giữa 2 miền Nam – Bắc.
Tầm nhìn và tư tưởng hướng biển của Đại tướng
Ngoài ra, còn thể hiện tậm nhìn chiến lược về kinh tế - MỞ RỘNG:
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt
- Với việc lựa chọn Vũng Chùa – Đảo Yến là nơi yên giấc ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nơi đây sẽ hình thành một trung tâm du lịch tâm linh nổi tiếng, với đền Bà Hải (Kỳ Anh), Khu di tích Đức thánh Võ – Mộ Đại tướng, Đền Hoàng Mười (NA), đền Củi (HT)
Câu hỏi 11: Thuyết minh du lịch về Bà Nà – Núi Chúa? Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty, ….
- Đà Nẵng là một thành phố biển, một điểm du lịch hấp dẫn tại miền Trung, nơi có biển Mỹ Khê – được tạp chí kinh tế Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh (2005), có Bana hill được ví như Paris trong lòng thành phố Đà Nẵng.
- Nội dung:
- Bà Nà – Núi Chúa là một khu rừng nguyên sinh với với tổng diện tích lên tới 17.641ha thuộc địa phận huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Trong đó diện ticchs đất quy hoạch ban đầu của khu du lịch Bà Nà là 118.423m2.
- Về nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà. Còn nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là “núi của tui”. Một quan điểm khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của Bà Ponagar (Theo đó, tên đầy đủ của Bà là: Pô I Nư Nagar: Pô (bà), I Nư (mẹ), Nagar (xứ sở) – Bà mẹ xứ sở của người Chăm. Thường gọi tắt là PoNagar – Pô là Bà, Na là là => Bà Nà).
- Về lịch sử:
- Năm 1901, theo lệnh của toàn quyền Đông Dương, đại úy Debay đã tiến hành thám sát để tìm nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp và ông đã tìm ra Núi Chua – tức Bà Nà.
- Từ 1901 – 1912: Bà Nà vẫn chưa được khai thác
- Từ 1912 – 1938: Con đường 16km lên Bà Nà đã hoàn thành.
- Từ 1938 – 1945: Đây là nơi nghỉ dưỡng và chữa bệnh cho các sĩ quan và thương bệnh binh người Pháp
- Sau 1945 – 1946: Bà Nà bị hoang phế
- Từ 1947: Do chính sách tiêu thổ kháng chiến, Bà Nà bị tàn phá gần hết, hiện trên đỉnh núi chỉ còn sót lại hầm rượu Debay của người Pháp.
- Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn…
- Đến Bà Nà trước hết chúng ta sẽ được thưởng thức sản phẩm về cáp treo với những kỷ lục Guinness thế giới:
- Năm 2009, tập đoàn Sun Group đã cho ra đời cáp treo đạt 2 kỷ lục Guinness thế giới
- Năm 2013, Sun Group tiếp tục cho ra đời cáp treo 1 dây với 4 kỷ lục Guinness thế giới
Ngoài ra, cáp treo này còn giữ kỷ lục về nhà ga xuất phát có diện tích sàn lớn nhất Đông Nam Á với đầy đủ khu vui chơi giải trí, khu trưng bày tư liệu và hình ảnh Bà Nà xưa và nay… - Năm 2017 tiếp tục cho ra đời cáp treo Bà Nà 3. Như vậy, hiện Bà Nà có tất cả 3 tuyến cáp lên xuống và 2 tuyến cáp trung chuyển.
- Từ trên cáp treo nhìn xuống là Suối Mơ
- Sản phẩm du lịch rất đặc trưng tại Bà Nà đó là sản phẩm về khí hậu. Một trong những lý do khiến người Pháp xây dựng Bà Nà thành một khu nghỉ mát vì nơi đây có khí hậu được ví như “Mùa xuân của nước Pháp”.
- Hiện Bà Nà được chia thành 2 khu:
- Khu vườn hoa (với vườn hoa Le Jardin, vườn Tịnh Tâm, vườn địa đàng,…)
- Khu Làng Pháp – được ví như “Paris trong lòng thành phố Đà Nẵng”, nơi đây có nhà hàng, khách sạn, nhà thờ, chùa Linh Phong và đền Bà chúa Thượng Ngàn, thưởng thực Lễ hội Carnival. Đặc biệt được vui chơi tại khu vui chơi Fantasy Park – Khu vui chơi trong nhà lớn nhất Đông Nam Á, xem phim 3D, 4D, 5D, đu quay, máng trượt, tháp rơi tự do, đặc biệt tham quan Bảo tang sáp – đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt
- Dà Nẵng là một điểm du lịch hấp dẫn, một thành phố đáng sống, du khách còn có thể tham quan nhiều điểm du lịch hấp dẫn nữa, như:
- biển Mỹ Khê – được tạp chí kinh tế Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh
- Tham quan điểm du lịch văn hóa tâm linh : danh thắng Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng Sơn Trà, Bảo tàng Chăm,…
Đáp án chủ điểm Thi Thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng (Phần 3)
Câu 1: Nha Trang là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với những địa danh như Tháp Bà, Vịnh Nha Trang, Chùa Long Sơn, Viện Hải Dương học. Bạn hãy giới thiệu khái quát về các điểm du lịch này của Nha Trang?
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty, lộ trình tham quan;
- Giới thiệu vài nét khái quát về Nha Trang:
- Nha Trang là một thành phố biển – một điểm du lịch hấp dẫn tại khu vực DHNTB
- Nha Trang được biết đến là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
- Nội dung:
- Tên gọi Nha Trang
=> Tên Nha Trang chính thức được sử dụng từ khi người Việt đặt chủ quyền của mình trên mảnh đất này vào năm 1653 - Những điểm tham quan chính:
- Tháp Bà Ponagar là một công trình kiến trúc độc đáo của người Chăm được xây dựng vào đầu thế kỷ 9. Với tháp chính thờ thần Ponagar, tượng trưng cho sắc đẹp, nghệ thuật và sự sáng tạo. Các tháp khác thờ thần Siva, thần Sanhaka. Vào các ngày từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội rất lớn và đây là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001.
- Cùng với Tháp Bà, Viện Hải dương học Nha Trang được thành lập từ năm 1922 là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam về hải dương và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á.
- Đặc biệt, Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Vịnh có nhiều đảo là các thắng cảnh nổi tiếng như: Hòn Mun, Hòn Chồng – Hòn Vợ, Đảo Yến và trên hết là Hòn Tre với khu du lịch Vinpearl Land – được bình chọn là Khu vui chơi giải trí hấp dẫn nhất Việt Nam
- Ngoài ra, Chùa Long Sơn cũng được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Nha Trang. Ngôi chùa được xây dựng cách đây hơn 100 năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa.
- MỞ RỘNG
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt khách du lịch
- Giá trị nổi bật về văn hóa và sinh thái tại thành phố biển Nha Trang.
Câu 14: Thuyết minh về Vịnh Hạ Long – Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch
Nội dung trình bày:
* Mở đầu:
- Chào, giới thiệu tên, công ty, ….
- Quảng Ninh một vùng đất giàu có về tiềm năng du lịch. Nơi có 4 thành phố nổi tiếng: Thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái
- Vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là DSTNTG vào các năm 1994 và năm 2000 với các giá trị nổi bật toàn cầu về:
- Giá trị cảnh quan: Vịnh Hạ Long là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng ngàn đảo muôn hình muôn vẻ (95% là đảo đá vôi) nhô lên từ mặt nước cùng rất nhiều hang động đẹp, độc đáo và kỳ lạ luôn biến đổi, theo góc nhìn và thời gian.
- Giá trị địa chất, địa mạo: Vịnh Hạ Long là một điển hình trên thế giới về quá trình phát triển cảnh quan địa mạo karst nhiệt đới trải qua gần 500 triệu năm với các quá trình tích tụ trầm tích, tạo đồng bằng cổ, vận động tạo sơn, uốn nếp, biển tiến, biển thoái, mài mòn, hòa tan đá vôi bởi nước. Các đảo ở Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều hệ tầng trầm tích thành phần cacbonnat và lục nguyên với nhiều di tích cổ sinh vật dưới dạng hóa thạch và hệ thống các hang động có tuổi từ 700.000 – 110.000 năm vẫn đang trong quá trình phát triển.
- Giá trị đa dạng sinh học: Hạ Long là một khu vực có sự đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình của vùng biển đảo nhiệt đới: rừng mưa nhiệt đới, rừng ngập mặn, bãi triều lầy không có rừng ngập mặn, bãi cát triều, rong cỏ biển, rạn san hô, hang động và tùng áng. Thiên nhiên Vịnh Hạ Long độc đáo và đa dạng, đã tạo điều kiện cho rất nhiều loài sinh vật quý hiếm sinh sống và phát triển, đặc biệt có những loài đặc hữu trên Vịnh Hạ Long như giếng Hạ Long, thiên tuế Hạ Long, cọ Hạ Long, nhái Hạ Long…
- Giá trị lịch sử – văn hóa: Hạ Long chính là nơi cách đây 4 thiên niên kỷ đã có những cộng đồng cư dân sinh sống tạo nên nền “Văn hóa Hạ Long”.
- Năm 2011, vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.
- Nội dung:
- Nguồn gốc lịch sử – Truyền thuyết:
- Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất của những dãy núi đá vôi qua hàng trăm triệu năm.
- Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên:
Một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang. Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ.
Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long. - Vị trí:
- Hạ Long là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ với tổng diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên
- Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm.
- Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).
- Tên gọi: Dựa vào hình thù của các hòn đảo khác nhau mà nười ta đặt tên cho các hòn đảo: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương, hòn Đũa,…
- Đảo Tuần Châu
Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4 km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, Đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3 km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay - Đến với Hạ Long chúng ta còn được tham quan các hang động nổi tiếng với thạch nhủ vô cùng tráng lệ và đẹp mắt như: Hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ
- Kết luận:
- Chào, chúc, tạm biệt
- Đến với Quảng Ninh, du khách còn được tham quan nhiều điểm du lịch nổi tiếng như:
Bãi Cháy: Là một bãi tắm rộng và đẹp nằm sát bờ vịnh Hạ Long, có bãi cát dài hơn 500m.
Núi Yên Tử: Là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông 1258-1308.
Đảo Tuần Châu, Đảo Cô Tô, Bãi biển Trà Cổ
Thi thuyết minh hướng dẫn du lịch tại Đà Nẵng
Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch có giá trị đổi thẻ Hướng dẫn viên Quốc tế/Nội địa trên toàn quốc.
THI CẤP CHỨNG CHỈ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG
- Nhận hồ sơ thi ONLINE hướng dẫn viên du lịch và Điều hành tour du lịch nha các bạn sanh viên ♥️
- Lịch thi : Chủ nhật tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng
- Hạn chót đăng ký: 10 ngày trước ngày thi (Liên hệ Zalo 0704499995 để cập nhật lịch thi mới nhất)
- Lệ phí ôn thi: 1,6 triệu đồng
Đã bao gồm tất cả chi phí:
- Tài liệu ôn thi
- 2-3 buổi ôn trực tuyến
- lệ phí thi
- Cấp chứng chỉ
Các bạn sinh viên năm cuối nào đang còn thiếu chứng chỉ hướng dẫn viên để đổi thẻ hướng dẫn viên hành nghề Inbox hoặc liên hệ mình nha.
Ưu đãi: Giảm thêm 100.000 đồng/hv với nhóm 5 học viên cùng đăng ký
Sau khi thi và Đạt kỳ thi cuối khóa, học viên sẽ được nhận Chứng chỉ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊA hoặc Chứng chỉ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ theo quy định của TỔNG CỤC DU LỊCH
Chứng chỉ có giá trị đổi thẻ HDV trên toàn quốc trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp.
☎️ Hotline/Zalo : 070.44.99995 (Mr.Phước)
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN
Vietcombank
Ho Thien Phuoc
0291000202311
Nội dung chuyển khoản: Họ tên – SĐT – Dang ky thi HDV ngày thiVí dụ: Nguyen Hai Quyen 0934490995 Dang ky thi HDV 26.06.2022
Hotline: 070.44.99995 (Mr.Phước)
Facebook: Hồ Thiên Phước
Tripadvisor: Phuoc Danang
Đáp án chủ điểm Thi Thuyết minh hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng. Chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ cuối khóa, những học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA.
24,462 total views, 1 views today